CONTACT

Email: hi@lnm.vn

Hotline: 0584 556 556

 

MARKETING

10 thuật ngữ viết tắt trong truyền thông phổ biến nhất

thuật ngữ viết tắt trong truyền thông

Trong thế giới Truyền thông – Marketing rộng lớn có rất nhiều thuật ngữ viết tắt, khiến nhiều người bị bối rối khi nhìn hoặc nghe thấy. Việc không hiểu các thuật ngữ và khái niệm đó có thể cản trở thành công của bạn, khiến bạn gặp khó khăn khi giao tiếp, không hiểu hết ý tưởng của đội ngũ truyền thông hoặc Agency.

Chính vì vậy, Lâm Nhật Minh Marcom sẽ dành một bài viết để giải mã 10 thuật ngữ viết tắt trong ngành truyền thông. Nếu thấy thông tin này hữu ích hãy chia sẻ cho bạn bè của mình.

1. KOLs (Key Opinions Leaders) – Người ảnh hưởng

Là những người có tác động nhất định tới cộng đồng thông qua sự nổi tiếng và uy tín của mình. Những người này có thể là một nhà lãnh đạo có tâm, một anh nhân viên nhiệt huyết, 1 người nổi tiếng trên mạng xã hội, hoặc người làm việc trong showbiz được khán giả yêu mến.

2. CSR (Corporate Social Responsibility) – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là hoạt động đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội mà doanh nghiệp thực hiện như từ thiện, học bổng, hiến máu, quyên góp, tài trợ,… Ngoài yêu cầu sản phẩm tốt, dịch vụ hoàn hảo, khách hàng còn cần doanh nghiệp đó phải là 1 doanh nghiệp có tâm, có ích cho xã hội. Do đó, thực hiện CSR sẽ giúp tăng uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng

3. 5W1H – Phương pháp 5W1H

Là công cụ giúp phân tích và lập kế hoạch hiệu quả. Trước bất cứ một vấn đề gì, bạn cần phân tích/trả lời 6 yếu tố này để đưa ra các giải pháp khác nhau đem lại kết quả mong đợi. Các yếu tố trong phương pháp này gồm:
What (Cái gì): Chúng ta đang làm cái gì, thực hiện việc gì, đối tượng tác động là đối tượng nào? Chúng có ảnh hưởng ra sao? Mối quan hệ của chúng là gì?

Thuật ngữ viết tắt trong truyền thông
When (Khi nào): Khi nào ta thực hiện việc này? Các giai đoạn phân chia cụ thể như thế nào?
Who (Ai): Ai là người thực hiện? Ai là người phối hợp? Ai là người có ảnh hưởng, chịu tác động bởi hoạt động này?
Where (Ở đâu): Bạn sẽ thực hiện hoạt động này ở đâu?
Why (Tại sao): Tại sao bạn cần thực hiện hoạt động này?
How (Như thế nào): Chúng ta thực hiện hoạt động này như thế nào, bằng cách nào?
Ngoài ra, chúng ta còn có một số một số H khác như sau:
How long (Bao lâu): Chúng ta sẽ thực hiện hoạt động này trong bao lâu?
How much (Bao nhiêu): Chúng ta cần bao nhiêu nguồn lực để thực hiện hoạt động này.

4. SWOT – Phân tích SWOT

Phương pháp phân tích vấn đề để xây dựng kế hoạch hành động thích hợp. Phương pháp này có 4 yếu tố bao gồm:
Strengths (Điểm mạnh): Bạn có điểm mạnh gì? Điểm mạnh đó phát huy như thế nào?
Weaknesses (Điểm yếu): Điểm yếu của bạn là gì? Làm sao để khắc phục nó?
Opportunities (Cơ hội): Thời điểm hiện tại, bạn có cơ hội gì? Làm sao để nắm bắt nó?
Threats (Thách thức): Bạn đang gặp những thách thức nào? Làm sao để đối đầu với nó.

Thuật ngữ viết tắt trong truyền thông

5. SMART – Yếu tố lập kế hoạch hiệu quả

Gồm 5 yếu tố bạn cần đảm bảo khi lập 1 kế hoạch hành động
Specific: Cụ thể, dễ hiểu. Kế hoạch lập ra cần cụ thể, dễ hiểu, không mơ hồ.
Measurable: Đo lường được: Kế hoạch cần có thể đo lường được để đánh giá hiệu quả và điều chỉnh phù hợp.
Attainable: Có thể đạt được: Kế hoạch đảm bảo tính khả thi, có thể đạt được.
Relevant: Thực tế: Kế hoạch mang tính thực tế, có thể ứng dụng, không viển vông.
Time-Bound/Time-frame: Thời gian hoàn thành: Kế hoạch cần có các mốc thời gian hoàn thành cụ thể để thực hiện và bám sát.

6. AIDA – Phương pháp thuyết phục khách hàng, đối tác của mình

Phương pháp này cũng được áp dụng để phát triển nội dung, tạo sự hấp dẫn với người đọc. Các chữ cái viết tắt gồm:
Attention (Sự thu hút): Giải pháp để thuyết phục cần thu hút, hình ảnh trình bày phải hấp dẫn, câu từ phải “có sức nặng”.
Interest (Thích thú, lợi ích): Giải pháp thuyết phục cần tạo sự thích thú cho đối tác, cần đem nhiều lợi ích thiết thực.
Desire (Khao khát): Giải pháp cần đánh trúng nhu cầu của đối tác và khiến họ khao khát, mong muốn có nó.
Action (Kêu gọi hành động): Giải pháp cần kích thích, kêu gọi đối tác hành động, thực hiện theo mong muốn của bạn.

7. PDCA – Phương pháp thực hiện kế hoạch và kiểm soát hiệu quả

Plan (Lập kế hoạch): Để lập kế hoạch hiệu quả, bạn cần phân tích 5W1H và đảm bảo yếu tố SMART.
Do (Thực hiện): Thực thi kế hoạch được lập ra và theo sát nó.
Check (Kiểm tra): Định kỳ theo giai đoạn được phân chia, bạn cần kiểm tra việc thực hiện kế hoạch để có những điều chỉnh thích hợp.
Act (Hành động): Sau khi kiểm tra, bạn cần hành động, điều chỉnh để kế hoạch được tiến hành suôn sẻ, thông suốt và hiệu quả.

8. 3S – Phương pháp viết nội dung theo phong cách kể chuyện, lồng ghép

Trong đó giải pháp bạn đề xuất giúp độc giả giải quyết các vấn đề đang tồn tại, ba chữ “S” gồm có:
Star (Ngôi sao): Trong câu chuyện bạn kể, sẽ có 1 Star hoặc 1 nhân vật chính xuyên suốt, người có câu chuyện cần kể, có vấn đề cần được giải quyết.
Story (Câu chuyện): Là chi tiết diễn biến câu chuyện của nhân vật chính.
Solution (Giải pháp): Giải pháp giúp nhân vật chính giải quyết vấn đề. Thông thường các doanh nghiệp sẽ đưa giá trị, tác dụng sản phẩm của mình gửi tới khách hàng.

9. ATL (Above the line) – Loại hình Marketing có độ phủ rộng

Bao gồm các kênh truyền thông có độ phủ rộng như TV, Radio, quảng cáo OOH… Đối tượng là số đông khách hàng và nhắm vào mục đích xây dựng hệ thống nhận diện, gia tăng độ nhận biết và xây dựng hình ảnh của thương hiệu.

10. BTL  (Below the line) – Loại hình Marketing ở phạm vi nhỏ.

Loại hình Marketing hướng tới nhóm người tiêu dùng mục tiêu ở phạm vi nhỏ hẹp hơn với mục đích chính là tạo ra lòng trung thành của khách hàng bằng việc tạo ra cảm hứng và niềm tin cho người tiêu dùng, thúc đẩy họ tìm hiểu và sử dụng sản phẩm. BTL còn giúp phát triển thị trường phân phối, thúc đẩy bán lẻ, tiêu dùng với mục đích ngắn hạn và tạo hiệu quả trực tiếp, ví dụ như phát hàng mẫu, tiếp thị trực tiếp, tổ chức sự kiện, khuyến mãi cho người tiêu dùng, khuyến mãi cho hệ thống đại lý và bán lẻ, phát mẫu dùng thử…

>>> Xem thêm: Giải pháp Marketing bất động sản Tây Ninh hiệu quả nhất (2020)

Tổng hợp

LÂM NHẬT MINH
Xin chào, mình là Lâm Nhật Minh. Chàng trai đam mê lĩnh vực truyền thông và sản xuất hình ảnh. Đến với ngành bằng phương pháp tự học và trải nghiệm thực tế của bản thân.